Từ nhật ký của anh Lerner

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Từ nhật ký của anh Lerner

Nhật ký của anh Lerner hầu như có liên quan tới việc sử dụng tiếng Nhật và có thể được gọi là Nihongo Diary (Nhật ký Nihongo). Với sự cho phép của anh, chúng tôi xin được đưa ra cho bạn một vài đoạn trích từ đó.

*  *  *

Thứ 6 ngày 16 tháng 6

Hôm nay mình lại có một lỗi sai khá buồn cười. Khi mình đang đi trên đường, mình muốn biết lúc đó là mấy giờ. Mình để đồng hồ đeo tay ở nhà, nên mình đã hỏi anh Takada, người đi cùng mình,
Jikan-ga arimasu-ka.
có nghĩa là “Anh có thời gian không?” Rồi anh ấy hỏi mình
Itsu? Konban? (Khi nào? Tối nay à?)

Mình đã quên mất rằng Jikan-ga arimasu-ka thường được sử dụng khi yêu cầu ai đó dành thời gian cùng mình. Anh Takada đã cảnh báo mình là không nên nói vậy với một người phụ nữ mà mình tình cờ gặp trên đường hoặc trên tàu. Thay vào đó, mình nên nói
Sumimasen, ima nanji-deshoo-ka.
すみません、なんじでしょうか。
(Xin lỗi, bây giờ là mấy giờ?)

*  *  *

Thứ 6 ngày 23 tháng 6

Chiều hôm qua mình nghe nói con trai anh Okada đã đỗ kỳ thi vào một trường đại học vô cùng nổi tiếng, nên mình muốn kể cho chị Yoshida điều này đầu tiên trong sáng nay. Mình đã nói
Yoshio-san-wa shiken-o torimashita.
Nhưng chị Yoshida trông không ấn tượng chút nào. Chị ấy hỏi mình có phải shiken-o torimashita nghĩa đen là “cậu ấy đã tham gia kỳ thi” không. Chị ấy bảo mình đáng ra nên nói
Shiken-ni toorimashita.
しけんに とおりました。
có nghĩa là “cậu ấy đã đỗ kỳ thi.” Mình đã có hai lỗi sai. Một là mình phát âm âm too trong toorimashita quá ngắn; và mình dùng trợ từ o thay vì ni.

Rồi mình nhớ ra có một lần mình từng nói shiken-o moraimashita với ý là “Tôi đã tham gia kỳ thi.” Chị Yoshida đã sửa và nói cho mình rằng morau chỉ nên dùng khi nhận thứ gì đó tốt; nó nên được dùng với những thứ như là okane (tiền), okurimono (quà), và oyomesan (cô dâu). Mình khá là nghi ngờ cái cuối cùng, nhưng mình nghĩ đó là một sự giải thích hay.

Nhưng anh Takada không đồng ý và nói rằng morau nên được dùng với thứ gì đó cụ thể; sẽ là đúng khi nói shiken-no kami-o morau có nghĩa là “được nhận giấy kiểm tra.”

Advertisement

Okuni-wa dochira-desu-ka (Anh ấy đến từ nước nào?)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Okuni-wa dochira-desu-ka
おくには どちらですか
(Anh ấy đến từ nước nào?)

Hôm nọ chị Yoshida đã giới thiệu anh Lerner cho đồng nghiệp của chị, chị Iwasaki. Khi anh Lerner và chị Iwasaki trao đổi với nhau câu Hajimemashite (Rất hân hạnh được gặp bạn) và Doozo yoroshiku (Bạn thế nào?) rồi cả ba ngồi xuống nói chuyện, chị Iwasaki đã hỏi
Okuni-wa dochira-desu-ka.
おくには どちらですか。
(Nghĩa đen: Đất nước ở đâu?)
Câu này có thể có nghĩa là “Anh đến từ nước nào” hoặc “Anh ấy đến từ nước nào” Theo như hướng của tư thế chị Iwasaki khi hỏi câu này, không rõ chị ấy đang hỏi chị Yoshida hay anh Lerner. Trong khi anh Lerner còn đang tự hỏi điều này, chị Yoshida đã trả lời câu hỏi. Chị cũng trả lời vài câu hỏi tiếp theo, mặc dù chúng có liên quan tới anh Lerner. Anh cảm giác cứ như mình là đứa bé được mẹ đưa đi gặp bạn cũ vậy.

Điều này khá là khó chịu; có phải hai người phụ nữ nghĩ tiếng Nhật của anh tệ tới mức anh không thể tham gia vào cuộc trò chuyện? Anh bắt đầu nghĩ về gì đó khác. Rồi bỗng nhiên, anh nhận ra chị Yoshida đã ngừng trả lời câu hỏi của chị Iwasaki và đang chờ anh trả lời. Có phải họ nhận ra anh đang không vui vì bị lờ đi?

*  *  *

Phong tục này khá là phổ biến ở Nhật Bản, và không chỉ giới hạn trong cuộc trò chuyện với người nước ngoài. Chị Yoshida trả lời thay anh không phải bởi vì anh Lerner là người nước ngoài mà vì đó là phong tục.

Giả dụ anh Lerner đưa chị Yoshida tới gặp đồng nghiệp người Nhật của anh – anh Takahashi, hoặc chủ nhà của anh, anh Takahashi sẽ muốn biết về chị Yoshida và hỏi những câu như
Otsutome-desu-ka.
(Chị có đang đi làm không? hoặc Chị ấy có đang đi làm không?)
Và chị Yoshida sẽ không nhanh chóng trả lời như chị ấy đã trả lời câu hỏi của chị Iwasaki khi mà chị đưa anh tới gặp chị Iwasaki, mà sẽ chờ anh Lerner trả lời thay chị. Sau một lúc, khi anh Lerner ngừng trả lời thay chị, chị sẽ bắt đầu tự trả lời anh Takahashi.

Phía sau phong tục này có vẻ là sự tôn trọng hướng tới thành viên cũ hơn trong nhóm. Điều này có thể được giản lược như sau: A và B là đồng nghiệp hoặc bạn bè đã một thời gian; A giới thiệu C cho B; sau đó là cuộc trò chuyện của thành viên cũ là A và B trước, trong khi thành viên C chờ cho đến khi anh ta hoàn toàn được chấp nhận vào nhóm. Trừ phi có một câu hỏi rõ ràng hướng tới C, ban đầu anh ta sẽ kìm nén việc trả lời câu hỏi của B (Thực ra hầu hết câu hỏi về C có thể được coi là ở ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba, nhưng C thường sẽ chờ A trả lời chúng.) Theo quy tắc, sự hiện diện của A không nên bị lờ đi hoặc bỏ mặc bởi việc giới thiệu C.

Và điều này thường được áp dụng nhiều nhất trong các tình huống liên quan tới xã giao; nó sẽ không áp dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp ưu tiên công việc.

Mooshiwake arimasen-ga, anoo… (Tôi xin lỗi, nhưng…)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Mooshiwake arimasen-ga, anoo…
もうしわけ ありませんが、あのう……
(Tôi xin lỗi, nhưng…)

Gần đây anh Lerner và anh Takada có đến văn phòng của anh Okada để bàn luận công việc với anh ấy. Sau khi bàn xong, anh Okada giữ họ lại và tiếp tục trò chuyện. Đối với anh Lerner thì cứ như là anh ấy định nói mãi vậy, và anh cảm thấy thấy bực vì ngày hôm đó anh khá là bận. Nhưng anh nghĩ rằng mình nên chờ anh Takada nói gì đó, vì thế kìm nén sự bực tức của mình lại.

Khi câu chuyện có vẻ đã đến cuối và có một khoảng ngừng nhẹ, anh Takada nói
Mooshiwake arimasen-ga, anoo…
もうしわけ ありませんが、あのう……
(Nghĩa đen: Tôi không thể đưa ra lý do gì, nhưng tôi…)
Thế là anh Okada nhanh chóng đổi giọng và xin lỗi vì đã giữ họ quá lâu. Anh Takada cảm ơn anh ấy vì đã dành nhiều thời gian cho họ, anh Lerner cũng nói cùng. Khi hai người đứng lên và chuẩn bị đi, anh Takada tiện thể thêm
Mada sukoshi shigoto-ga arimasu-node…
(Chúng tôi vẫn còn chút việc, nên…)

*  *  *

Anh Lerner thấy hứng thú với cách mà anh Takada xin ra về, nên anh hỏi Sensee đây có phải là đặc trưng của người Nhật không.

Sensee nói là phải. Việc này thể hiện đặc trưng của người Nhật theo nhiều cách. Đầu tiên, anh Takada lặng lẽ chờ cho đến khi có một khoảng ngừng thể hiện sự kết thúc của một chủ đề. Khi bàn luận về công việc với người Nhật, bạn thường phải chuẩn bị tinh thần dành một chút thời gian trước và sau chính cuộc bàn luận.

Thứ hai, anh ấy chỉ nói rằng anh ấy xin lỗi và không nói gì về việc phải về. Nếu là anh Lerner thì sẽ nói kiểu như
Shigoto-ga arimasu-kara kaeranakereba narimasen
(Vì tôi có việc, nên tôi phải về.)
nhưng anh Takada không nói vậy. Và anh Okada ngay lập tức hiểu ý và giúp các vị khách chuẩn bị nói tạm biệt.

Thông thường một cuộc hội thoại trong tiếng Nhật sẽ tiếp diễn mà người nói không đề cập đến mong muốn của mình và người nghe sẽ cố gắng hiểu những mong muốn không được nói thành lời đó. Một giáo viên tiếng Nhật cho người nước ngoài sẽ thường xuyên cảm thấy bối rối khi học viên của mình nói kiểu như
Moo ikanakereba narimasen.
(Giờ em phải đi đây.)
khi rời đi. Câu này đúng về mặt ngữ pháp và người nói thể hiện chính xác ý nghĩa, nhưng thực ra người Nhật thường không nói trực tiếp như thế trong tình huống như vậy. Với đôi tai của người Nhật, nó nghe như người nói đang đòi quyền lợi của mình một cách không cần thiết; việc này có thể được cho là bất lịch sự hoặc đột ngột một cách kỳ lạ.

Nan-to iimasuka (Tôi phải nói sao nhỉ?)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Nan-to iimasuka
なんと いいますか
(Tôi phải nói sao nhỉ?)

Mấy ngày trước anh Okada đang giải thích kế hoạch của mình cho anh Lerner và vài người khác. Khi tới một phần khá phức tạp, anh ấy ngừng lại một lát và nói.
Nan-to iimasuka.
なんと いいますか。
(Nghĩa đen: Bạn gọi nó là gì hoặc Tôi phải nói sao nhỉ?)
Anh Lerner nghĩ rằng anh Okada đang hỏi người nghe một câu hỏi, nhưng anh không biết là về cái gì, nên anh hỏi anh Okada Nan-no koto-desu-ka (Về cái gì cơ?). Nhưng ngay lúc ấy anh Okada quay lại giải thích tiếp, hoàn toàn bỏ qua câu hỏi của anh Lerner. Sau đó anh Takada giải thích rằng câu Nan-to iimasuka mà anh Okada đã nói không phải một câu hỏi mà thực ra là một cụm từ đệm tương tự như “er…” (à) hoặc “you know…” (bạn biết đấy) trong tiếng Anh nên không ai trả lời anh ấy cả.

Nan-to iimasuka được sử dụng để thể hiện rằng người nói đang tìm một cách diễn đạt chính xác. Có một vài từ hoặc cụm từ khác được sử dụng cho mục đích này; anoo, sonoo, konooeeto được dùng rất thường xuyên. Đôi khi người ta sử dụng nguyên âm kéo dài của từ phía trước như trong Sore-wa aaa… (Chú ý không nên sử dụng các âm thể hiện sự ngập ngừng như “er…” hoặc “uh…” mà chỉ dùng các nguyên âm của tiếng Nhật thôi.)

Nhưng nan-to iimasuka có một chút khác biệt với các cách diễn đạt khác cùng loại này. Vì nó được nói một nửa là hướng tới chính người nói theo dạng độc thoại, nên nó không phải là một câu hỏi. Nó thực ra có nghĩa là “Tôi không biết nên nói thế nào nhưng để tôi thử xem.” Khi người nói nói câu này, anh ta đang gián tiếp nhờ người nghe cùng tìm từ chính xác với mình. Nó có thể được coi là một dấu hiệu của sự không chắc chắn, nhưng nó cũng có thể được coi là sự suy nghĩ đến cho người nghe; nhiều người Nhật có vẻ đồng tình với quan điểm phía sau hơn và hoan nghênh việc sử dụng cách diễn đạt này một cách phù hợp như là một biểu hiện của sự khiêm tốn.

Cách diễn đạt này có một vài biến thể được sử dụng tùy theo mức độ lịch sự; so với nan-to iimasuka, thì nan-to mooshimasu-ka lịch sự hơn và nan-to iimashooka nghe nhẹ nhàng hơn; nan-to yuu-ka ít lịch sự hơn và khi nói chuyện với người thân quen thì cũng có thể dùng nan-te yuu-kana.

Dù ở mức độ lịch sự nào, nó cũng cần phải được nói một cách nhẹ nhàng, nhỏ dần về cuối, với ngữ điệu kéo dài để không bị coi thành một câu hỏi trực tiếp.

Sayoonara (Tạm biệt)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Sayoonara
さようなら
(Tạm biệt)

Anh Mori, giám đốc của công ty anh Lerner làm việc, đã nói khi rời văn phòng vào ngày hôm trước.
Ja, kyoo-wa kore-de.
(Nghĩa đen: Vậy thì, hôm nay, đến đây.)
Nên anh Lerner đã nói Sayoonara (Tạm biệt). Nhưng những người tại đó lúc đấy lại nói khác. Anh Lerner không thể phân biệt họ đã nói gì vì nhiều người trong số họ nói cùng một lúc, nhưng chắc chắn không ai dùng cách diễn đạt Sayoonara. Sau đó anh đặc biệt chú ý đến cách diễn đạt sử dụng khi tạm biệt, và nhận ra Sayoonara không được dùng thường xuyên như anh tưởng.

*  *  *

Nhiều người nghĩ rằng Sayoonara là cách diễn đạt tiêu biểu nhất dùng khi tạm biệt, nhưng có một vài cách diễn đạt khác thường được dùng hơn, tùy tình huống. Thực tế, việc sử dụng Sayoonara hay Sayonara hạn chế tới mức đáng ngạc nhiên.

Ví dụ, Sayoonara không được sử dụng giữa các thành viên trong gia đình. Khi một người ra khỏi nhà anh ấy sẽ nói
Itte-kimasu hoặc Itte-mairimasu.
いってきます。いってまいります。
(Nghĩa đen: Anh sẽ đi rồi về — mairimasu thì lịch sự hơn kimasu.)
Và người ở nhà sẽ nói
Itte-(i)rasshai.
(Nghĩa đen: Đi rồi về nhé.)

Sayoonara được sử dụng giữa người trẻ với người trẻ hơn, chứ không với người lớn tuổi hay với cấp trên của một người. Khi tạm biệt người lớn tuổi hơn hay cấp trên của mình một người nên nói Shitsuree-shimasu (Nghĩa đen: Tôi xin thất lễ) hoặc một vài cách diễn đạt lịch sự khác. Một vài người trẻ sử dụng Sayoonara bừa bãi với bất cứ ai mà không quan tâm đến tuổi tác hay vị trí, nhưng đây không được xem như là cách sử dụng đúng mặc dù đôi khi nó được chấp nhận. Những người vừa tốt nghiệp đại học bắt đầu đi làm thường có một khoảng thời gian khó khăn để bỏ được thói quen nói này.

Giáo viên dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài sẽ thường xuyên cảm thấy lúng túng khi những học viên người lớn của mình nói với mình Sayoonara hay Sensee, sayoonara vì nó sẽ gợi cho anh ta nhớ đến hình ảnh nam sinh hoặc nữ sinh nói tạm biệt với giáo viên.

Không có gì sai khi dùng Sayoonara giữa bạn bè hoặc đồng nghiệp, nhưng nhiều người chọn các cách diễn đạt tương tự khác, có lẽ vì Sayoonara có thể nghe hơi trẻ con hoặc gợi cho người ta nhớ tới thời học sinh của mình. Vì thế người ta sẽ nói Ja, kore-de, Ja, mata (Nghĩa đen: Vậy thì, lần sau) hay Ja… (Nghĩa đen: Vậy thì…) khi tạm biệt bạn bè hoặc đồng nghiệp. Còn với người ở lại văn phòng, họ thường nói Osaki-ni, có nghĩa là “Tôi đi trước.”