Mooshiwake arimasen-ga, anoo… (Tôi xin lỗi, nhưng…)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Mooshiwake arimasen-ga, anoo…
もうしわけ ありませんが、あのう……
(Tôi xin lỗi, nhưng…)

Gần đây anh Lerner và anh Takada có đến văn phòng của anh Okada để bàn luận công việc với anh ấy. Sau khi bàn xong, anh Okada giữ họ lại và tiếp tục trò chuyện. Đối với anh Lerner thì cứ như là anh ấy định nói mãi vậy, và anh cảm thấy thấy bực vì ngày hôm đó anh khá là bận. Nhưng anh nghĩ rằng mình nên chờ anh Takada nói gì đó, vì thế kìm nén sự bực tức của mình lại.

Khi câu chuyện có vẻ đã đến cuối và có một khoảng ngừng nhẹ, anh Takada nói
Mooshiwake arimasen-ga, anoo…
もうしわけ ありませんが、あのう……
(Nghĩa đen: Tôi không thể đưa ra lý do gì, nhưng tôi…)
Thế là anh Okada nhanh chóng đổi giọng và xin lỗi vì đã giữ họ quá lâu. Anh Takada cảm ơn anh ấy vì đã dành nhiều thời gian cho họ, anh Lerner cũng nói cùng. Khi hai người đứng lên và chuẩn bị đi, anh Takada tiện thể thêm
Mada sukoshi shigoto-ga arimasu-node…
(Chúng tôi vẫn còn chút việc, nên…)

*  *  *

Anh Lerner thấy hứng thú với cách mà anh Takada xin ra về, nên anh hỏi Sensee đây có phải là đặc trưng của người Nhật không.

Sensee nói là phải. Việc này thể hiện đặc trưng của người Nhật theo nhiều cách. Đầu tiên, anh Takada lặng lẽ chờ cho đến khi có một khoảng ngừng thể hiện sự kết thúc của một chủ đề. Khi bàn luận về công việc với người Nhật, bạn thường phải chuẩn bị tinh thần dành một chút thời gian trước và sau chính cuộc bàn luận.

Thứ hai, anh ấy chỉ nói rằng anh ấy xin lỗi và không nói gì về việc phải về. Nếu là anh Lerner thì sẽ nói kiểu như
Shigoto-ga arimasu-kara kaeranakereba narimasen
(Vì tôi có việc, nên tôi phải về.)
nhưng anh Takada không nói vậy. Và anh Okada ngay lập tức hiểu ý và giúp các vị khách chuẩn bị nói tạm biệt.

Thông thường một cuộc hội thoại trong tiếng Nhật sẽ tiếp diễn mà người nói không đề cập đến mong muốn của mình và người nghe sẽ cố gắng hiểu những mong muốn không được nói thành lời đó. Một giáo viên tiếng Nhật cho người nước ngoài sẽ thường xuyên cảm thấy bối rối khi học viên của mình nói kiểu như
Moo ikanakereba narimasen.
(Giờ em phải đi đây.)
khi rời đi. Câu này đúng về mặt ngữ pháp và người nói thể hiện chính xác ý nghĩa, nhưng thực ra người Nhật thường không nói trực tiếp như thế trong tình huống như vậy. Với đôi tai của người Nhật, nó nghe như người nói đang đòi quyền lợi của mình một cách không cần thiết; việc này có thể được cho là bất lịch sự hoặc đột ngột một cách kỳ lạ.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s