Moo sorosoro dekakenai-to… (Nếu chúng ta không đi ngay…)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Moo sorosoro dekakenai-to…
もう そろそろ でかけないと……
(Nếu chúng ta không đi ngay…)

Anh Lerner mời gia đình Takada đi xem phim vào thứ bảy tuần trước. Khi anh đến nhà họ, anh Takada đang bận chăm cây trong vườn. Chị Takada đã mặc xong quần áo, đi xuống chỗ anh ấy và bảo với anh đã đến giờ đi rồi. Nhưng anh Takada đang bị cuốn vào việc mình đang làm. Rồi chị Takada nói
Moo sorosoro dekakenai-to…
もう そろそろ でかけないと……
(Nghĩa đen: Nếu chúng ta không chậm rãi đi từ bây giờ…)
Nên anh Takada chuẩn bị và ba người bọn họ cùng đi.

Khi hết phim anh Takada gợi ý cùng uống trà, nhưng chị Takada nói
Demo, amari osoku naru-to…
(Nghĩa đen: Nhưng nếu muộn quá…)

Sau khi tạm biệt gia đình Takada anh Lerner nhớ lại hai câu của chị Takada và để ý chúng là những câu không đầy đủ. Và anh nhận ra rằng mình đã từng nghe rất nhiều câu không đầy đủ như thế do người Nhật nói.

*  *  *

Sensee đã nói rằng câu của chị Takada là câu đầy đủ theo nghĩa là nó đã truyền tải hoàn hảo ý của nó mà không cần thêm cụm từ nào khác. Câu đầu tiên có nghĩa là “Chúng ta nên đi ngay” và câu thứ hai là “Chúng ta không nên ở lại quá muộn.” Mỗi câu có thể được theo sau, về mặt ý nghĩa đã nêu, bởi một cụm biểu thị kết quả, nhưng việc thêm vào sẽ thay đổi ngụ ý. Nếu chị nói Moo sorosoro dekakenai-to osoku narimasu, (Nghĩa đen: Nếu chúng ta không chậm rãi đi từ bây giờ, chúng ta sẽ bị muộn), nó nghe sẽ đòi hỏi hơn hoặc cứ như chị đang chỉ trích chồng mình. Có thể nói tương tự như vậy với câu thứ hai Amari osoku naru-to… Có lẽ ý của chị là nếu họ ở lại quá muộn họ sẽ làm mất quá nhiều thời gian của anh Lerner hoặc gây ra phiền hà khác. Nhưng nếu chị nói rõ ra, có thể sẽ làm anh Lerner ngại. Nên chị cố ý chọn kết thúc câu của mình bằng …to để giữ ý.

Tương tự, …tara được dùng khi gợi ý người khác làm gì. Ví dụ, thay vì nói Moo sorosoro dekakenai-to… bạn có thể nói Moo sorosoro dekaketara… (Nghĩa đen: Nếu bạn chậm rãi đi từ bây giờ…) mà không cần thêm cụm thường đi kèm, doo-desu-ka (thì thế nào?), có nghĩa là “Sao bạn không đi luôn?” Câu này trực tiếp hơn dekakenai-to… Bởi vì doo-desu-ka hoặc cụm tương tự luôn luôn ám chỉ sau …tara, trong khi sau …to thì có thể ám chỉ nhiều ý khác, do đó để nhiều lựa chọn hơn cho người nghe tự hiểu.

Bạn sẽ thường nghe thấy câu kết thúc bởi …to, …tara và tương tự, đặc biệt trong các lời nói dè dặt. Không nói phần kết thúc theo cách này không phải là dấu hiệu của việc nói kém, thay vào đó được coi là tốt một cách tích cực vì nó thể hiện sự tôn trọng đến người khác.

Advertisement

Oishii-desu-ne, kono koohi (Ngon thật, cà phê này ấy)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Oishii-desu-ne, kono koohi
おいしいですね、このコーヒー
(Ngon thật, cà phê này ấy)

Vài tuần trước anh Lerner có một cốc cà phê tại một quán cà phê nhỏ với chị Yoshida. Sau khi thử cà phê, chị Yoshida nhận xét
Oishii-desu-ne, kono koohi.
おいしいですね、このコーヒー。
(Nghĩa đen: Ngon thật, cà phê này ấy.)
Anh đồng ý, nhưng tự nghĩ là anh sẽ nói Kono koohii-wa oishii-desu-ne mà không đảo ngược thứ tự chủ ngữ và vị ngữ. Khi anh hỏi chị có muốn một cốc nữa không, chị nói
Iie, juubun-desu, ippai-de.
(Nghĩa đen: Không, đủ rồi, một cốc thôi.)
lại đảo ngược thứ tự diễn đạt một lần nữa.

Sau đó anh đặc biệt chú ý đến các cuộc hội thoại quanh mình, và để ý dạng đảo ngược này được sử dụng rất thường xuyên. Và anh cũng nhận ra bản thân anh chưa từng làm như vậy; anh tự hỏi anh có nên thỉnh thoảng thử nó khi nói tiếng Nhật hay không.

*  *  *

Trong hội thoại hàng ngày người Nhật thường đảo ngược thứ tự chủ ngữ và phần còn lại trong câu, hoặc bắt đầu câu với cái thông thường được đặt cuối cùng. Nói đúng ra, thứ tự từ không đổi tự do nhưng thứ tự diễn đạt có thể đổi; bạn có thể nói Oishii-desu-ne, kono koohi, nhưng bạn không thể nói Desu-ne oishii, koohii kono. Thực ra, bạn sẽ thường nghe thấy những câu như thế này:
Ii otenki-desu-ne, kyoo-wa.
(Nghĩa đen: Trời đẹp nhỉ, hôm nay ấy.)
Yokatta-desu-ne, ano eega.
(Nghĩa đen: Hay nhỉ, bộ phim đó ấy.)
Kimashita-yo, henji-ga.
(Nghĩa đen: Đến rồi, phản hồi ấy.)

Bằng việc đảo ngược thứ tự theo cách này, bạn có thể mang tới ấn tượng thân mật và nhiệt tình. Vì vậy, đảo ngược thường được sử dụng nhất trong lời nói diễn tả cảm xúc của một người như ngạc nhiên, phê bình, phấn khích, đánh giá và sở thích. Nó thông thường bị tránh trong các bài nói chính thức cũng như trong ngôn ngữ viết.

Người nước ngoài có lẽ cảm thấy không đúng lắm khi nói câu như Oishii-desu-ne, kono koohi, nhưng họ có thể lần đầu tiên thử đảo ngược như thế này bằng cách đưa ra lời giải thích sau câu chính. Ví dụ, khi một người muốn mói “Xin chờ một lát. Tôi sẽ tới ngay,” người này có thể nói
Sugu modorimasu-kara matte-ite-kudasai.
(Nghĩa đen: Vì tôi sẽ tới ngay nên xin hãy chờ.)
hoặc
Chotto matte-ite-kudasai, sugu modorimasu-kara.
Cả hai đều đúng, nhưng câu thứ hai nghe có tính chất hội thoại hơn.

Sore-wa-desu-ne… (Cái này, bạn biết đấy…)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Sore-wa-desu-ne…
それはですね……
(Cái này, bạn biết đấy…)

Anh Lerner gần đây đặt tên cho anh Okada là “quý ngài Desu-ne” vì một trong những thói quen nói của anh ấy. Ví dụ, khi anh ấy muốn nói anh ấy đã gặp anh Kobayashi ở Shinjuku ngày hôm trước, anh ấy sẽ nói:
Kinoo-desu-ne, Shinjuku-de-desu-ne, guuzen-desu-ne, Kobayashi-san-ni-desu-ne, aimashite-desu-ne…
(Nghĩa đen: Ngày hôm qua, anh biết đấy, ở Shinjuku, anh biết đấy, tôi ngẫu nhiên, anh biết đấy, gặp anh Kobayashi, anh biết đấy…)
Anh Lerner nghi ngờ anh Okada có thể nói được gì nếu bị yêu cầu không sử dụng desu-ne. Trong tiếng Anh, desu-ne có thể dịch thành “you know (bạn biết đấy),” nhưng việc sử dụng “you know” ít thường xuyên hơn nhiều, và không chỉ vây, việc sử dụng nó thường xuyên sẽ bị coi là một dấu hiệu của bài nói nghèo nàn. Với anh Lerner, người Nhật có vẻ dễ dãi hơn với loại thói quen nói này.

*  *  *

Sensee nói rằng nhiều người Nhật sẽ có cảm giác giống như anh Lerner về việc dùng desu-ne quá mức, và chính anh Okada sẽ cố không dùng nó quá nhiều khi tình huống yêu cầu. Nhưng trong một chừng mực nhất định việc hay sử dụng desu-ne thường được chấp nhận trong hội thoại. Nó không chỉ được chấp nhận mà còn được coi là tốt một cách tích cực trong một vài tình huống, vì nó giúp tăng thêm sắc thái thân thiện, thoải mái.

Desu-ne thường được sử dụng khi bắt đầu giải thích cái gì đó phức tạp. Trước câu giải thích, người Nhật thường nói:
Sore-wa-desu-ne…
それはですね……
(Nghĩa đen: Cái này, bạn biết đấy…)
để người nghe chuẩn bị.

Hoặc, khi một người phải nói gì đó anh ta không muốn, anh ấy tự nhiên ngập ngừng và nói
Jitsu-wa-desu-ne…
(Nghĩa đen: Sự thực là, bạn biết đấy…)
Trong những trường hợp như thế này việc sử dụng desu-ne giữa các cụm từ không bị coi là dấu hiệu của một bài nói nghèo nàn; ngược lại, nó thường được chuộng để bất ngờ bắt đầu một lời giải thích.

Nhưng việc sử dụng desu-ne quá mức có khuynh hướng làm rối loạn sự phát triển của một câu và việc kết thúc nó thường ít liên quan tới việc bắt đầu nó. Vì thế desu-ne nên tránh dùng khi đưa ra một lời giải thích rõ ràng mà cần sự nhất quán. Chỉ vì điều này, nó có thể sử dụng để làm hoang mang người nghe hoặc làm anh ta mắc lừa; một người bán hàng hoặc một chính trị gia thường xuyên dùng đến desu-ne khi cố gắng thuyết phục người khác.

Iie, honno sukoshi-de… (Không, chỉ là chút ít thôi)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Iie, honno sukoshi-de…
いいえ、ほんの すこしで……
(Không, chỉ là chút ít thôi)

Anh Lerner được mời đến nhà Takada thứ bảy tuần trước. Khi anh đến nhà họ, anh thấy chị Yoshida cũng được mời, đang đưa một gói đồ nhỏ cho chị chủ nhà. Chị Takada cảm ơn chị ấy, khen gói đồ rất đẹp, và hỏi
Ittai nan-deshoo-ne.
(Không biết là cái gì nhỉ.)
Rồi chị Yoshida đáp
Iie, honno sukoshi-de…
いいえ、ほんの すこしで……
(Nghĩa đen: Không, chỉ là chút ít thôi.)
Anh Lerner nghĩ đoạn trao đổi này khá là lạ. Khi chị Takada hỏi gói đồ chứa cái gì, chị Yoshida đã trả lời Iie. Chị không nói đó là gì và chị Takada không hỏi tiếp.

Anh Lerner cảm thấy hứng thú với cái Iie này. Người ta hay nói người Nhật tránh nói Iie với người khác, nhưng đôi khi họ sử dụng Iie khi có vẻ không cần thiết. Iie mà chị Yoshida nói có vẻ lạ nếu được dịch trực tiếp sang thành “Không.”

*  *  *

Ở Nhật, người ta đôi khi phản hồi với ý định của người nói hơn là nghĩa đen của cái mà anh ta đã nói. Tức là, họ cố gắng tìm mục đích đằng sau cái thực tế được nói ra, và phản hồi cho mục đích đó. Iie trong hội thoại tiếng Nhật thường được dùng để phủ nhận cái mà người nói có vẻ kỳ vọng. Khi chị Takada hỏi có gì trong gói đồ, chị Yoshida nói Iie, có nghĩa là “Tôi nghĩ chị kỳ vọng nó sẽ là thứ gì rất hay, nhưng KHÔNG, chị nhầm rồi. Nó không đáng gì đâu.” Đồng thời chị ấy cũng ngụ ý là chị Takada không cần phải cảm thấy miễn cưỡng vì món quà không đáng gì.

Vì vậy Iie thường được sử dụng để biểu thị sự khiêm tốn của một người và sự suy xét đến người khác. Nó đôi khi được dùng đơn giản là để phủ nhận một lời khen, nhưng thường bạn sẽ hay nghe thấy nó dùng khi ai đó được yêu cầu biểu thị sự lựa chọn của anh ta. Ví dụ:
A: Kore, itsu kaeseba ii-deshoo. (Khi nào tôi nên trả lại cái này?)
B: Iie, itsu-demo ii-n-desu-yo. (Nghĩa đen: Không, khi nào cũng được.)
Trong trường hợp này, câu nói của B có thể được diễn giải thành “Không, bạn không cần lo phải trả nó đúng hạn. Bạn có thể trả nó bất kỳ lúc nào.”
Hoặc
A: Koohii-to koocha-to dochira-ga ii-deshoo. (Bạn muốn cà phê hay trà?)
B: Iie, dotchi-demo. (Nghĩa đen: Không, cái nào cũng được.)

Iie này thường được rút gọn và phát âm thành Ie; trong cách nói thân thuộc của phái nam nó luôn được phát âm thành Iya. Và rất nhanh ngay sau đó sẽ là phần còn lại của câu mà không có khoảng ngừng dài.

 

Okyakusan (Khách)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Okyakusan
おきゃくさん
(Khách)

Mấy ngày trước anh Lerner tạt qua một hiệu thuốc nhỏ để mua đồ. Khi anh sắp rời đi, người phụ nữ tại đó gọi anh lại và nói.
Okyakusan, wasuremono-desu-yo.
(Quý khách để quên đồ này.)
Anh Lerner cảm ơn cô và nhặt gói đồ anh quên cầm lên. Sau đó anh nhận ra từ okyakusan có nghĩa là “khách” cũng được dùng để chỉ khách hàng.

Ngày hôm sau, khi anh đang chờ tại ga tàu, anh nghe thấy nhân viên nhà ga xưng hô với một trong các hành khách là Okyakusan. Một hành khách, anh đã được học, thì cũng được gọi là okyakusan. おきゃくさん。

Anh Lerner tự hỏi vì sao người Nhật gọi một khách hàng hoặc hành khách bằng cùng một từ khách; người sau thì không có liên quan tới việc thanh toán trong khi người trước thì có. Rồi Sensee nói rằng họ đều thuộc một loại – những người tạm thời ở trong một nhóm. Một khách hàng, ở một khía cạnh nào đó, là một người khách đối với cửa hàng và một hành khách là một người khách đối với công ty đường sắt.

*  *  *

Một okyakusan nằm trong một nhóm chỉ trong một thời gian nhất định, và sự thực này dẫn đến cách mà anh ta được đối xử. Vì anh ta không phải là một thành viên trong nhóm đúng nghĩa, anh ta được đối xử khác với các thành viên. Anh ta thường được đối xử thân thiện và rộng rãi; chủ nhà sẽ cho anh ta ăn đồ ăn ngon nhất mà họ có; okyakusan được mời ngồi tại vị trí ngồi trang trọng nhất và tắm trước, v.v. Nhưng anh ta không thể tham gia đầy đủ các hoạt động của thành viên trong nhóm. Ví dụ, một okyakusan thường không giúp rửa bát sau bữa tối; kể cả khi anh ta đề nghị, nữ chủ nhà sẽ không để anh ta làm.

Người nước ngoài sống tại Nhật thường hay cảm thấy họ không được chấp nhận vào nhóm người Nhật và cho là vì họ là người nước ngoài. Nhưng bản thân người Nhật cũng gặp khó khăn để được chấp nhận vào một nhóm mới. Thực tế, một okyakusan được đối xử như vậy bất kể việc anh ta là người Nhật hay người nước ngoài. Người nước ngoài được đối xử khác chủ yếu là vì họ là okyakusan trong xã hội Nhật Bản. Có nghĩa là người nước ngoài có thể được chấp nhận là thành viên trong nhóm nếu họ ngừng bị coi thành okyakusan. Việc này mất nhiều thời gian và yêu cầu thỏa mãn các điều kiện khác nhau phụ thuộc vào tính chất của nhóm họ muốn vào. Nghĩ về việc một người khách Nhật ngập ngừng tại cửa trước khi bước vào một căn nhà có thể giúp bạn hiểu một okyakusan nên xử sự như thế nào. Chủ nhà sẽ mời anh ta vào nhà bằng cách nói
Doozo oagari-kudasai.
(Mời vào.)
và người khách sẽ nói
Demo, ojama-deshoo-kara…
(Nhưng tôi sẽ làm phiền anh.)
Sau khi câu này được lặp lại vài lần, người khách sẽ quyết định “làm phiền” các thành viên trong gia đình. Đây không chỉ là sự khách sáo; nó cần thực hiện để cho thấy sự tôn trọng chân thành của okyakusan đối với nhóm và thể hiện nỗi lo rằng anh ta có thể sẽ làm phiền, hơn là giúp ích cho các thành viên trong nhóm khi tham gia với họ.

Ghi chú: Do bản gốc là tiếng Anh, nên có phân biệt rõ ràng về mặt nghĩa giữa từ “visitor” (khách đến thăm), “customer” (khách hàng), và passenger (hành khách). Còn trong tiếng Việt thì bản thân các từ đều chứa chữ “khách” rồi nên người Việt thường sẽ không thắc mắc gì với từ okyakusan như người phương Tây.