Okyakusan (Khách)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Okyakusan
おきゃくさん
(Khách)

Mấy ngày trước anh Lerner tạt qua một hiệu thuốc nhỏ để mua đồ. Khi anh sắp rời đi, người phụ nữ tại đó gọi anh lại và nói.
Okyakusan, wasuremono-desu-yo.
(Quý khách để quên đồ này.)
Anh Lerner cảm ơn cô và nhặt gói đồ anh quên cầm lên. Sau đó anh nhận ra từ okyakusan có nghĩa là “khách” cũng được dùng để chỉ khách hàng.

Ngày hôm sau, khi anh đang chờ tại ga tàu, anh nghe thấy nhân viên nhà ga xưng hô với một trong các hành khách là Okyakusan. Một hành khách, anh đã được học, thì cũng được gọi là okyakusan. おきゃくさん。

Anh Lerner tự hỏi vì sao người Nhật gọi một khách hàng hoặc hành khách bằng cùng một từ khách; người sau thì không có liên quan tới việc thanh toán trong khi người trước thì có. Rồi Sensee nói rằng họ đều thuộc một loại – những người tạm thời ở trong một nhóm. Một khách hàng, ở một khía cạnh nào đó, là một người khách đối với cửa hàng và một hành khách là một người khách đối với công ty đường sắt.

*  *  *

Một okyakusan nằm trong một nhóm chỉ trong một thời gian nhất định, và sự thực này dẫn đến cách mà anh ta được đối xử. Vì anh ta không phải là một thành viên trong nhóm đúng nghĩa, anh ta được đối xử khác với các thành viên. Anh ta thường được đối xử thân thiện và rộng rãi; chủ nhà sẽ cho anh ta ăn đồ ăn ngon nhất mà họ có; okyakusan được mời ngồi tại vị trí ngồi trang trọng nhất và tắm trước, v.v. Nhưng anh ta không thể tham gia đầy đủ các hoạt động của thành viên trong nhóm. Ví dụ, một okyakusan thường không giúp rửa bát sau bữa tối; kể cả khi anh ta đề nghị, nữ chủ nhà sẽ không để anh ta làm.

Người nước ngoài sống tại Nhật thường hay cảm thấy họ không được chấp nhận vào nhóm người Nhật và cho là vì họ là người nước ngoài. Nhưng bản thân người Nhật cũng gặp khó khăn để được chấp nhận vào một nhóm mới. Thực tế, một okyakusan được đối xử như vậy bất kể việc anh ta là người Nhật hay người nước ngoài. Người nước ngoài được đối xử khác chủ yếu là vì họ là okyakusan trong xã hội Nhật Bản. Có nghĩa là người nước ngoài có thể được chấp nhận là thành viên trong nhóm nếu họ ngừng bị coi thành okyakusan. Việc này mất nhiều thời gian và yêu cầu thỏa mãn các điều kiện khác nhau phụ thuộc vào tính chất của nhóm họ muốn vào. Nghĩ về việc một người khách Nhật ngập ngừng tại cửa trước khi bước vào một căn nhà có thể giúp bạn hiểu một okyakusan nên xử sự như thế nào. Chủ nhà sẽ mời anh ta vào nhà bằng cách nói
Doozo oagari-kudasai.
(Mời vào.)
và người khách sẽ nói
Demo, ojama-deshoo-kara…
(Nhưng tôi sẽ làm phiền anh.)
Sau khi câu này được lặp lại vài lần, người khách sẽ quyết định “làm phiền” các thành viên trong gia đình. Đây không chỉ là sự khách sáo; nó cần thực hiện để cho thấy sự tôn trọng chân thành của okyakusan đối với nhóm và thể hiện nỗi lo rằng anh ta có thể sẽ làm phiền, hơn là giúp ích cho các thành viên trong nhóm khi tham gia với họ.

Ghi chú: Do bản gốc là tiếng Anh, nên có phân biệt rõ ràng về mặt nghĩa giữa từ “visitor” (khách đến thăm), “customer” (khách hàng), và passenger (hành khách). Còn trong tiếng Việt thì bản thân các từ đều chứa chữ “khách” rồi nên người Việt thường sẽ không thắc mắc gì với từ okyakusan như người phương Tây.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s