Bố Hà Cảnh bị cưỡng chế thi hành

Nghe tiêu đề bài viết các bạn có sốc không, mình thì có sốc đó. Vì đây chính là hot search trên Weibo ngày 13 tháng 4 năm 2021, mới khoảng 1 tuần trước thôi.

Ngay lập tức mình đã đi tìm hiểu thông tin. Bài viết sau đây là bài viết của luật sư Lý Uy, luật sư văn phòng luật sư Trung Tư Quảng Tây. Mình thấy bài viết này tổng hợp khá chính xác về vụ này nên mình có lược dịch bài này, kèm theo đó là dịch 2 phán quyết có liên quan trực tiếp đến vụ này để các bạn đọc và tham khảo, qua đó có thể tự đưa ra đánh giá cho riêng mình.

———-

Ngày 13 tháng 4 năm 2021, tin tức bố Hà Cảnh bị cưỡng chế thi hành leo lên hot search.

Căn cứ APP tra công ty biểu thị, ngày 7 tháng 4 năm 2021, công ty hữu hạn truyền thông văn hóa Bố Cảnh Hồ Nam (từng dùng tên là “công ty hữu hạn truyền thông văn hóa Âu Khắc Hồ Nam”, sau đây gọi tắt là công ty Bố Cảnh) và Hà Úy (bố của Hà Cảnh, sau đây gọi tắt là bố Cảnh) bị tòa án nhân dân quận Phù Dung thành phố Trường Sa liệt vào người bị thi hành, mục tiêu thi hành là 439680 tệ. Người xin thi hành là Hạ XX.
(Chú thích: Số tiền này khoảng hơn 1,5 tỷ VND)

1. Giao phong vòng một

Vì sao công ty Bố Cảnh và bố Cảnh cần phải trả Hạ XX 439680 tệ? Muốn trả lời câu hỏi này phải trước tiên nói từ một vụ án khác.

Thật ra, ban đầu là công ty Bố Cảnh khởi tố Hạ XX, mà Hạ XX vốn là một trong những cổ đông kiêm tổng giám đốc vận hành của công ty Bố Cảnh.

Trước đó vào năm 2016, công ty Bố Cảnh đã khởi tố Hạ XX. Nội dung chủ yếu khởi tố của công ty Bố Cảnh là: Phán lệnh Hạ XX trả công ty Bố Cảnh khoản tiền vé trên mạng 130758 tệ và khoản tiền thiết bị 264300 tệ, tổng cộng 395058 tệ.

Sự thực công ty Bố Cảnh cho rằng có hai phần.

Phần một là: Ngày 24 tháng 11 năm 2013 tới ngày 15 tháng 3 năm 2014, trong triển lãm tranh mộng ảo lần hai mà công ty Bố Cảnh triển khai, Hạ XX tự mình giữ lại khoản tiền vé mua chung 130758 tệ.

Phần hai là: Ngày 22 tháng 4 năm 2014, công ty Bố Cảnh mua một bộ thiết bị nghệ thuật tương tác 5D hoàn cầu của một công ty (cũng là bên thứ ba vụ án này, sau đây gọi tắt là bên thứ ba), tổng giá trị 380000 tệ, thực tế chi 346000 tệ. Sau khi công ty Bố Cảnh chi 346000 tệ, Hạ XX từ bên thứ ba lấy đi 264300 tệ.

Còn Hạ XX vì sao lại lấy đi 264300 tệ, ai có hứng thú có thể xem kỹ phán quyết, tôi không đưa ra đánh giá tại đây.
(Chú thích: Link phán quyết)

Sau khi Hạ XX bị khởi tố, đưa ra phản tố với bố Cảnh, yêu cầu phản tố chủ yếu là: Phán lệnh công ty Bố Cảnh trả 65 vạn tệ mình ứng ra cho công ty Bố Cảnh.

Tòa án nhân dân quận Vũ Hoa thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam ngày 30 tháng 8 năm 2017 đưa ra phán quyết nhất thẩm.

Đối với hai yêu cầu tố tụng của công ty Bố Cảnh, tòa án quận Vũ Hoa ủng hộ yêu cầu thứ hai, phán quyết Hạ XX cần trả công ty Bố Cảnh khoản tiền thiết bị 264300 tệ.

Yêu cầu công ty Bố Cảnh yêu cầu Hạ XX trả khoản tiền vé mua chung, bởi chứng cứ chưa đủ, bị tòa án quận Vũ Hoa bác bỏ.

Đối với yêu cầu tố tụng của Hạ XX, tòa án quận Vũ Hoa cho rằng, trong 65 vạn tệ Hạ XX chủ trương, chỉ có 40 vạn tệ có thể chứng minh là thuộc về khoản tiền Hạ XX ứng ra cho công ty Bố Cảnh, cho nên phán quyết công ty Bố Cảnh cần trả Hạ XX 40 vạn tệ.

Tính ra, Hạ XX nên trả công ty Bố Cảnh 264300 tệ, công ty Bố Cảnh nên trả Hạ XX 40 vạn tệ. Hai bên tính rõ nợ nần, chuyện này cũng sẽ kết thúc, cũng sẽ không có chuyện gì của bố Cảnh.

Sau khi nhất thẩm phán quyết, Hạ XX không có kháng cáo. Thế nhưng bố Cảnh bắt đầu bước thứ hai tự mình tìm đường chết, công ty Bố Cảnh kháng cáo.

Tại sao là bước thứ hai? Bởi vì bố Cảnh trước đó tiến hành bước đầu tiên tìm đường chết, cũng là một bước mấu chốt nhất, phía sau sẽ nói tỉ mỉ.

Vì sao nói là bố Cảnh tìm đường chết mà không phải công ty Bố Cảnh tìm đường chết? Bởi vì lúc này bố Cảnh đã trở thành cổ đông duy nhất kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty Bố Cảnh, công ty Bố Cảnh thực tế chính là bố Cảnh định đoạt.

Ngày 25 tháng 10 năm 2018 tòa án nhân dân trung cấp thành phố Trường Sa phán quyết nhị thẩm, y theo tòa án nhất thẩm ủng hộ một phần của công ty Bố Cảnh, cũng chính là nói nhị thẩm vẫn phán quyết Hạ XX cần trả công ty Bố Cảnh 264300 tệ.

Cùng lúc đó, tòa án trung cấp Trường Sa còn bác bỏ Hạ XX phản tố. Lý do là: Nguyên nhân vụ án Hạ XX đưa ra phản tố là tranh chấp trả khoản tiền tạm ứng, mà nguyên nhân vụ án công ty Bố Cảnh đưa ra là tranh chấp tổn hại lợi ích trách nhiệm công ty, hai loại không thể xét xử chung. Vì thế, Hạ XX chỉ có thể khởi tố vụ án khác.

2. Giao phong vòng hai

Hạ XX đương nhiên không phục, lập tức một lần nữa khởi tố công ty Bố Cảnh. Không chỉ khởi tố công ty Bố Cảnh, còn khởi tố luôn bố Cảnh cổ đông duy nhất lúc đó của công ty Bố Cảnh, yêu cầu bố Cảnh chịu trách nhiệm trả liên đới.

Trải qua giao phong vòng một, Hạ XX phát hiện khởi tố trả 65 vạn tệ đã khó mà thu được tòa án ủng hộ, vì thế cũng chỉ khởi tố yêu cầu trả 40 vạn tệ.

40 vạn tệ này tới như thế nào đây?

Tháng 10 năm 2013, công ty Bố Cảnh bắt đầu chuẩn bị công tác triển lãm hạng mục triển lãm tranh 3D mộng ảo lần hai. Ngày 15 tháng 10 năm 2013 do Hạ XX, Triệu Thế Ái người đại diện theo pháp luật khi đó của công ty Bố Cảnh và bố Cảnh ba bên cùng ký kết nghị quyết đại hội cổ đông, xác định phân công triển lãm.

Ngày 26 tháng 11 năm 2013, Hạ XX chuyển 400000 tệ vào tài khoản bố Cảnh, Triệu Thế Ái xuất ra một tờ biên lai, ghi chú rõ: Hôm nay nhận được bốn mươi vạn tệ chẵn tiền vốn khởi động hạng mục của Hạ Chấn Tương. Sau đó, bố Cảnh thông qua tài khoản này lần lượt thanh toán cho bên hợp tác địa điểm triển lãm tranh 3D 420000 tệ.

Đối với tính chất 40 vạn tệ này, song phương bên nào cũng cho là mình phải. Hạ XX cho rằng bởi vì công ty Bố Cảnh thiếu tiền vốn, cho nên chính mình ứng ra cho công ty 40 vạn tệ. Công ty Bố Cảnh thì cho rằng 40 vạn này vốn là lợi tức Hạ XX quản lý triển lãm tranh lần một, cũng không phải là tiền Hạ XX “ứng ra”.

Cuối cùng, tòa án lại lần nữa ủng hộ yêu cầu của Hạ XX, phán quyết công ty Bố Cảnh trả Hạ XX 40 vạn tệ. Bất đồng với phán quyết lần trước chính là, ngoại trừ công ty Bố Cảnh cần trả 40 vạn tệ ra, bố Cảnh bị phán quyết chịu trách nhiệm trả liên đới.
(Chú thích: Link phán quyết)

3. Một trận thao tác của bố Cảnh, biến mình thành con nợ

Cái trách nhiệm trả liên đới này của bố Cảnh tới như thế nào đây?

Ở đây thì không thể không nhắc tới bước đầu tiên bố Cảnh tìm đường chết.

Chúng ta biết, Hạ XX tại vụ án bố Cảnh khởi tố ông ta, chỉ phản tố một chủ thể công ty Bố Cảnh. Bởi vì tòa án bác bỏ phản tố của ông ta, ông ta chỉ có thể khởi tố vụ khác.

Lúc này Hạ XX phát hiện, bố Cảnh thành cổ đông duy nhất của công ty Bố Cảnh.

Hay rồi đây, vốn không có chuyện của bố Cảnh, ông làm như thế không phải là tự mình đưa đến họng súng của tôi?

Thông qua tra APP tra công ty chúng ta phát hiện, công ty Bố Cảnh vốn có nhiều cổ đông. Trải qua nhiều lần quyền sở hữu cổ phiếu thay đổi, bố Cảnh vào ngày 28 tháng 8 năm 2017, cũng chính là hai ngày trước khi nhất thẩm phán quyết án công ty Bố Cảnh khởi tố Hạ XX trả khoản tiền vé mua chung, khoản tiền thiết bị (phán quyết nhất thẩm ngày 30 tháng 8 năm 2017), bố Cảnh trở thành cổ đông duy nhất của công ty Bố Cảnh.

Công ty Bố Cảnh từ đây trở thành một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đây chính là bước đầu tiên bố Cảnh tìm đường chết, cũng là một bước mấu chốt nhất.

Tôi tại đây xin khuyên những ai muốn khởi nghiệp, các giám đốc công ty, lập công ty trách nhiệm hữu hạn cố gắng đừng làm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu như là suy nghĩ xuất phát từ quyền khống chế công ty, hoàn toàn có thể thiết lập hai cổ đông tỉ lệ quyền sở hữu cổ phiếu 99% : 1%.

Vì sao nói như vậy? Bởi vì quy định điều thứ sáu mươi ba “Luật doanh nghiệp”: Cổ đông công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không thể chứng minh tài sản công ty độc lập với tài sản của chính cổ đông, cần phải chịu trách nhiệm liên đới đối với nợ của công ty.

Cũng chính là nói, nếu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mắc nợ bên ngoài, cổ đông duy nhất sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với nợ của công ty.

Mà căn cứ thực tiễn tư pháp, cho dù là lúc phát sinh nợ công ty còn không phải là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, về sau người trở thành cổ đông duy nhất của công ty cũng phải chịu trách nhiệm liên đới toàn bộ nợ của công ty. Vụ án này của bố Cảnh chính là thuộc về tình hình loại này.

Tình hình ngoại lệ duy nhất là: Cổ đông có thể chứng minh tài sản công ty và tài sản của chính cổ đông độc lập với nhau. Mà muốn chứng minh điểm này thì rất khó.

Làm thế nào phá giải trách nhiệm liên đới của một người cổ đông của quy định điều thứ sáu mươi ba “Luật doanh nghiệp”? Bí quyết ngay tại điều thứ sáu mươi hai “Luật doanh nghiệp”.

Quy định điều thứ sáu mươi hai “Luật doanh nghiệp”: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cần phải biên chế báo cáo kế toán tài vụ vào lúc kết thúc mỗi một niên độ kế toán.

Quy định điều thứ một trăm sáu mươi tư “Luật doanh nghiệp” đã quy định công ty cần phải biên chế báo cáo kế toán tài vụ hằng năm, hơn nữa phải qua thẩm kế. Điều thứ một trăm sáu mươi tư là yêu cầu nhằm vào tất cả các công ty.

Mà công ty Bố Cảnh và bố Cảnh không cung cấp bất kỳ chứng cứ nào cho tòa án chứng minh tài sản hai bên độc lập với nhau. Chỉ sợ không phải không muốn cung cấp, mà là không có chứng cứ có thể cung cấp.

Hạ XX năm 2016 đưa ra phản tố, yêu cầu công ty Bố Cảnh trả 65 vạn tệ. Công ty Bố Cảnh là ngày 28 tháng 8 năm 2017 biến thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Dưới tình huống công ty Bố Cảnh tồn tại nợ tiềm ẩn, bố Cảnh biến mình thành cổ đông duy nhất của công ty Bố Cảnh, có thể nói là chính mình từng bước một đẩy bản thân lên ghế bị cáo.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s