Ja… (Vậy thì…)

Nihongo Notes

  • Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
  • Chuyển ngữ: Yappa
  • Mục lục

Ja…
じゃ……
(Vậy thì…)

Tại văn phòng của anh Lerner, mọi người thường ở lại sau giờ làm và tán gẫu một lúc. Anh Lerner thì nghĩ nên về nhà ngay khi xong việc, nhưng đây có vẻ đây là điều rất phổ biến ở Nhật Bản, thế nên tối hôm qua, anh quyết định tham gia cùng mọi người xem thế nào.

Họ nói về nhiều chủ đề khác nhau trong nửa tiếng, cho đến khi anh Takada nhìn lên đồng hồ và nói
Ja, boku-wa…
じゃ、ぼくは……
(Nghĩa đen: Vậy thì, tôi…)
sau đó đứng dậy. Những người khác chào tạm biệt anh Takada rồi tiếp tục câu chuyện. Sau một khoảng im lặng, đến lượt chị Yoshida nói:
Ja, watashi-mo…
じゃ、わはしも……
(Nghĩa đen: Vậy thì, tôi cũng…)
rồi ra về. Không lâu sau, mọi người lần lượt ra về, kể cả anh Lerner.

Anh Lerner cảm thấy rất hứng thú với cách dùng này của ja. Từ điển ghi nó dạng rút gọn của dewa, có nghĩa là “vậy thì”. Nhưng anh thấy người Nhật có vẻ dùng từ này cực kì thường xuyên mà không cần câu hay cụm từ nào đứng trước “vậy thì”. Họ thường bắt đầu câu với ja như trong
Ja, sorosoro hajimemashoo-ka.
じゃ、そろそろ始めましょうか。
(Nghĩa đen: Vậy thì chúng ta dần dần bắt đầu thôi.)
Ja hay Dewa (hoặc đôi khi là Sore-ja) có nghĩa là “vậy thì” hoặc “trong trường hợp đó”. Nó được dùng để đáp lại như trong
A: Mou juuji-desu-yo. (Đã mười giờ rồi đấy.)
B: Ja, dekakemashoo. (Vậy thì đi thôi.)
Thế nhưng ja lại thường xuyên được dùng để bắt đầu một câu, chứ không phải dùng để trả lời. Ví dụ, khi rời đi thì người ta hay nói Ja… hay Ja, kore de (Nghĩa đen: Vậy thì, với cái này). Khi bắt đầu một cuộc họp hay cuộc bàn luận, người ta hay nói Ja, hajimemashoo (Vậy bắt đầu thôi). Với người nước ngoài Ja dường như không có ý nghĩa gì thực tế.

Tuy vậy, nó lại có ý nghĩa “vậy thì” trong cách suy nghĩ của người Nhật. Khi anh Takada nói Ja, trước đó anh ấy đã nhìn đồng hồ. Đồng hồ chỉ rằng đã đến lúc anh phải về, và những người khác cũng thấy anh ấy nhìn vào đó; vậy nên nhìn vào đồng hồ có nghĩa là “Đến lúc phải về rồi”, và do đó nó được theo sau bởi “Vậy tôi về đây”. Có một khoảng im lặng trong văn phòng trước khi chị Yoshida sử dụng cách nói này, và mọi người hiểu rằng đó là lí do hợp lý để chị Yoshida nói Ja. Nó có thể được diễn giải là “cuộc nói chuyện có vẻ sắp kết thúc rồi; vậy thì tôi về đây”.

Vì thế Ja thường dùng sau một hành động không kèm lời nói, hoặc một khoảng im lặng. Nếu dùng khi thiếu điều này, người Nhật sẽ thấy bị bất ngờ. Trong trường hợp này, Ja có thể được hiểu giống như “Vậy thì” trong câu “Vậy thì, chúng ta đi thôi?”

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s