Nihongo Notes
- Tác giả: Osamu Mizutani, Nobuko Mizutani
- Chuyển ngữ: Yappa
- Mục lục
Komatta na
こまったな
(Rắc rối rồi đây)
Cách đây mấy tuần có một chàng trai đến văn phòng gặp chị Yoshida vì công chuyện gấp. Khi anh Tanaka bảo chị ấy đã ra ngoài và phải vài giờ nữa mới quay lại, cậu ta nói:
Soo-desu-ka. Komatta-na.
そうですか。こまったな。
(Vậy à? Làm thế nào bây giờ? – Nghĩa đen: Vậy à? Rắc rối rồi đây.)
Anh Lerner từng nghe nói na chỉ được thêm vào trong câu hội thoại thông thường, vì thế anh nghĩ cậu ta hơi bất lịch sự với anh Tanaka. Nhưng có vẻ anh Tanaka không cảm thấy phật lòng gì mà còn đề nghị sẽ giúp cậu ấy liên lạc với chị Yoshida ngay khi có thể.
* * *
Có một số hậu tố thường được thêm vào cuối câu để thể hiện cảm xúc hoặc thái độ của người nói. Ne được dùng khi người nói mong chờ người nghe đồng ý với mình; yo được dùng khi người nói muốn nhấn mạnh câu nói của mình. Hậu tố na nếu được nói với giọng thấp như trong
mu
Sa i
-na.
thể hiện cảm xúc của người nói trong một câu dạng độc thoại. Samui-na có nghĩa là “Lạnh nhỉ” và Iya-ni natchau-na nghĩa là “Ghét quá đi.” Na thường được sử dụng trong những câu có nội dung hướng đến bản thân người nói hơn là người nghe. Khi chàng trai nói Komatta-na, thì thực ra cậu ta đang nói với chính mình mặc dù anh Lerner và anh Tanaka đều có thể nghe được.
Anh Lerner nhận ra rằng người Nhật hay nói một mình giữa cuộc trò chuyện với tông giọng khác đi và dùng thể thông thường kiểu như Aa, soo-ka hay Aa, soo yuu wake-ka. Sau khi học được rằng na thường được dùng trong những câu như thế, anh để ý từ na này thường dùng chủ yếu bởi nam giới, nhưng thỉnh thoảng ngay cả phụ nữ cũng sử dụng. Anh Tanaka hay nói
A, moo jikan da-na.
(A, đã đến giờ rồi).
Và có lần anh đã nghe chị Yoshida nói
Iya-da-na, mata machigaeta.
(Chán quá. Mình lại nhầm rồi.)
khi sửa lỗi gõ nhầm của mình. (Phụ nữ hay dùng wa thay vì na.)
Tại sao người Nhật lại hay nói một mình giữa cuộc trò chuyện như vậy? Sensee nói điều đó là vì mục đích tốt. Nếu những nhận xét như Komatta-na hướng trực tiếp tới người nghe thì người đó có thể sẽ cảm thấy bị bắt buộc phải làm cái gì đó, nhưng nếu nó nhắm về bản thân người nói, người nghe có thể quyết định là giúp hoặc không. Vì thế các câu than phiền hay được nói theo kiểu này, mặc dù cũng có một vài người thích nói thẳng.
Nếu người chồng nói sau khi nếm thử trà là Nurui-na (Nó nguội mất rồi), thường thì người vợ sẽ tự đề nghị hâm nóng trà; nói Nurui-yo sẽ nghe như anh ta bắt vợ mình phải hâm nóng nó vậy.